Các cách chặn đứng nhiễm trùng tổng tấn công bệnh nhân ung thư

0
Các cách chặn đứng nhiễm trùng tổng tấn công bệnh nhân ung thư

Nhiễm trùng đối với người bình thường đã rất nguy hiểm, nhưng đối với bệnh nhân ung thư còn nguy hiểm hơn. Khi mà một lúc người bệnh vừa phải chống chọi với kẻ thù hung hãn ở bên trong cơ thể vừa phải chống lại lũ giặc cỏ lăm le ở bên ngoài. Hóa- xạ trị được đưa vào cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư nhưng trên đường hành quân ấy của nó cũng tiêu diệt không ít tế bào thường của người bệnh, trong đó phải kể đến là các tế bào miễn dịch. Các tế bào của hệ miễn dịch ( Đặc biệt là bạch cầu) được ví là những đội quân tinh nhuệ nhất để bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, vi rus… Nhiều loại vi khuẩn sống hòa bình với người bệnh mấy chục năm qua, nhưng nhân cơ hội cơ thể suy yếu đã vùng lên xâm chiếm, có những bệnh tưởng chừng rất đơn giản như viêm họng nhưng giờ lại trở nên đáng sợ hơn rất nhiều ở những bệnh nhân ung thư.
Nhiều bệnh nhân ung thư do bạch cầu quá thấp nên phải hoãn điều trị, hoặc có thể bác sĩ sẽ cho sử dụng một lượng thuốc ít hơn, hoặc phải tiêm một loại thuốc để giúp những tế bào bạch huyết cầu mọc nhanh hơn trong tủy sống của bệnh nhân.

Các cách chặn đứng nhiễm trùng tổng tấn công bệnh nhân ung thư
Các cách chặn đứng nhiễm trùng tổng tấn công bệnh nhân ung thư

Dưới đây là một số cách đơn giản để hạn chế nhiễm trùng trong hoặc sau khi trải qua những đợt hóa xạ tri:

– Thường xuyên rửa tay với xà bông hoặc nước sát trùng, nhất là trước khi ăn và sau khi vào nhà vệ sinh.

– Hạn chế và có thể tránh xa những người đang bị bệnh hay lây như sởi, cảm, cúm, … Ngoài ra người bệnh cũng nên tránh những người đang bị sổ mũi, hắt hơi, hay đang bị sốt, ho.

– Hạn chế đến chỗ đám đông, tránh đi những phương tiện công cộng như xe khách, xe bus, máy bay,…

– Tránh những trẻ em vừa mới được chích ngừa như vừa mới được chích ngừa bệnh liệt, bệnh quai hàm, bệnh sởi.

– Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn một cách nhẹ nhàng nhưng kỹ lưỡng sau khi đi đại tiện. Nếu người bệnh bị thêm bệnh trĩ nên hỏi bác sĩ hay y tá cách vệ sinh. Ngoài ra người bệnh cũng nên nhớ hỏi bác sĩ xem có thể dùng những loại thuốc nhét hậu môn hay bơm vào hậu môn hay không.

– Không cắt hoặc xé những mản da xung quanh móng tay, móng chân, đây là thói quen không tốt của nhiều người bệnh.

– Cần cẩn thận khi người bệnh dùng dao, kéo hay kim để không bị cắt vào da hay tay.

– Nếu người bệnh phải cạo râu hay lông mày, nên dùng loại máy cạo bằng điện, hoặc ít nhất cũng phải cẩn thận tránh bị trầy xước.

– Khi chải răng nên dùng bàn chải đánh răng thật mềm để khỏi tổn hại đến lợi của người bệnh. Không nên nặn hay gãi mụn ở mặt hay trên người.

– Không nên nước lạnh để tắm, cho dù đó là mùa hè cũng nên dùng nước ấm để tăm. Người bệnh nên lau khô bằng cách thấm nhẹ vào người, không nên chà xát mạnh vào người. Người bệnh cũng nên dùng các thuốc làm mềm da nhất là nếu da của các bạn trở nên khô và nứt.

– Rửa những vết cắt hay vết trầy ngay lập tức với nước ấm, thuốc khử trùng và xà bong.

– Nếu phải làm những công việc nhà hay làm vườn bệnh nhân nên dùng bao tay dầy.

– Không nên tiêm chích bất kì loại thuốc nào khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.

Mặc dù các bạn có thể đã rất cẩn thận, nhưng cơ thể chúng ta vẩn có thể không đủ sức và khả năng chống lại nhiễm trùng vì hệ miễn dịch đang quá yếu. Hãy để ý đến cơ thể người bệnh xem có những triệu chứng của đang bị nhiễm trùng hay không, nhất là phải chú ý đến mắt, miệng, mũi, chỗ kín, cũng như là chỗ gần hậu môn của người bệnh.
Khi nhiễm trùng sẽ có những triệu chứng sau:

– Sốt từ 38 độ C trở lên.

– Đổ mồ hôi

– Lạnh run.

– Bị nóng, rát hay đau khi người bệnh đi tiểu

– Tiêu chảy (đây cũng có thể là một phản ứng phụ khác của hóa chất).

– Ho nhiều hoặc đau cổ nhiều hơn.

– Ngứa ngáy ở vùng kín hay có nước lạ, hôi chảy từ vùng kín.

– Sưng, ửng đỏvà đau nhất là vùng xung quanh vết thương, vết lở, một cái mụn hoặc là ở chỗ tiêm thuốc.

– Có thể bị đau bụng.

Khi bị sốt, bệnh nhân nên báo cho bác sĩ, không nên tự muathuốc aspirin hay Tylenol và thuốc acetaminophen hay bất cứ thuốc nào mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.

Trên đây tôi là một số nguyên nhân cũng như các phòng tránh nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư. Hi vọng kiến thức này sẽ giúp ích cho bệnh nhân hay người nhà đang có người thân bị ung thư. Chúc các bạn luôn vui, khỏe, lạc quan, yêu đời nhé.