Bấm huyệt chữa bệnh đau gót chân, đau mắt đỏ và bệnh ù tai

0
Bấm huyệt chữa bệnh đau gót chân, đau mắt đỏ và bệnh ù tai
  • BẤM HUYỆT CHỮA ĐAU GÓT CHÂN

Đau gót chân là chỉ gót chân đau buốt hoặc đau nhói, khi đi càng đau hơn, không đỏ không sưng. Nguyên nhân phần lớn do gân gót bị tổn thương hoặc vì gai xương đè nén tổ chức mềm phần gót chân gây nên.

Cách chữa 1:Dùng ngón cái ấn tuần tự huyệt Thái khê, Thừa sơn bên đau, mỗi huyệt 100-200 nhat. Nếu đau sang cả mắt cá chân, thì lại dùng ngón cái, ngón trỏ ấn khua gần phía dưới sau mắt cá ngoài và trong,mỗi chỗ 20-30 nhát. Mỗi ngày thực hiện 1-2 lần.

Hình 108

 

*Vị trí huyệt vị

Huyệt Thái khê: Nằm ở chỗ lõm điểm giữa của đường nối điểm cao nhất của mắt cá trong với bờ trong gân gót chân, đốì diện ngay với huyệt Côn lôn (hình 108)

Huyệt Thừa sơn

Cách chữa 2: Chụm 5 ngón tay, đầu ngón ngang bằng dạng hoa mai hoặc dùng gốc bàn tay gõ lên điểm đau ở gót chân 200- 300 nhát, sổm, tối mỗi buổi 1 lần.

Nếu sau khi thi thuật, ngâm bộ phận đau bằng dấm nóng thì hiệu quả càng tốt hơn.

>>> Xem thêm: Cơ sở cơ bản về đĩa đệm cột sống Các cách chặn đứng nhiễm trùng tổng tấn công bệnh nhân ung thư

  • BẤM HUYỆT CHỮA BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ

Mắt đỏ là chỉ các chứng bệnh nhãn kết mạc đỏ, sưng, nóng, đau, sợ sáng, chảy nước mắt. Thấy nhiều 0 viêm kết mạc cấp,mãn tính,viêm mắt tính điểm quang v.v…

Hình ảnh bệnh nhân bị đau mắt đỏ

Cách chữa 1: Dùng ngón cái ấn tuần tự từ huyệt Toán trúc, huyệt Ty trúc không hoặc huyệt Thái dương, huyệt Tứ bạch bên đau, mỗi huyệt 50-100 nhát, huyệt Hợp cốc 30 nhát. Nếu đỏ rút mà mu mắt không giảm sưng, cần bấm ấn thêm huyệt Tứ bạch, huyệt Hứp cốc, mỗi huyệt 20-30 nhát. Mỗi ngày 1-2 lần.

*Vị trí huyệt vị

Huyệt Toán trúc

Huyệt Ty trúc không

Huyệt Thái dương

Huyệt Tứ bạch

Huyệt Hợp cốc

Cách chữa 2: Dùng ngón cái, trỏ khấu cấu Nhã n điểm ( mắt) va điểm Nhĩ tiêm phần dái tai (nhĩ thuỳ) bên bệnh 20-30 nhát với mức cục bộ đỏ, có cảm giác nóng là vừa mức. Sau đo dùng ngón cái câu huyệt Hợp cốc bên bệnh 30-60 nhát. Mỗi ngày 1-2 lần.

Nhãn điểm (Nhĩ thuỳ) từ chân lồi cầu bình tai kẻ 3 đường bình diện song song,chia phần dái tai thành 3 đoạn ngang đều nhau, lại kẻ 2 đường vuông góc với mặt đất chia phần dái tai thành 9 khu, điểm chính giữa cửa khu 5 là điểm nhãn (hình 109)

Ghi chú: Viêm kết mạc cấp tính, lại gọi là mắt hoả( lửa) là bệnh truyền nhiễm. Người chữa khi bấm huyệt chữa trị cần lưu ỵ khâu suất trùng, đề phòng lây nhiễm.

  • BẤM HUYỆT CHỮA BỆNH Ù TAI

Ù tai là bệnh tự cảm thấy trong tai có nhiều tiếng kêu khác nhau (như ve kêu, tiếng xả hơi) khi ở trong môi trường yên tĩnh nặng hơn. Thấy nhiều ở trường hợp ù tai thần kinh, choáng, có thể dùng cách dưới đây để chữa.

Bệnh ù tai

Cách chữa 1: Người bệnh có thể tự dùng ngón trỏ 1 tay và đầu ngón cái một tay bấm ở huyệt Phong trì và Ế phong bên đau, một tay khác với ngón cái đồng thời ấn day huyệt Tam âm giao bên đau, mỗi huyệt 200-300 nhát, mỗi ngày 1-2 lần. Trường hợp ù tai có thể bấm huyệt bên trái trước, bên phải sau.

Vị trí huyệt vị

Huyệt Phong trì

Huyệt Ê Phong

Huyệt Tam âm giao

Cách chữa 2: Ngựời bệnh tự dùng đầu ngón trỏ bấm huyệt E lung bên đau 100 nhát. Sau đó dùng ngón cái hoặc ngón giữa bấm ấn huyệt Trung chử, huyệt Bách hội, mỗi huyệt 50 nhát. Mỗi ngày 1-2 lần.

Vị trí huyệt vị

Huyệt Ê lung: Nằm ở chỗ chân tai từ huyệt Ế phong lên thẳng nửa ngón ngang

Huyệt Trung chử: Nằm ở phần mu bàn tay, giữa xương bàn tay 4, 5 chỗ lõm sau khớp ngón bàn tay khoảng nửa ngón ngang. Huyệt này thẳng lên một chút là huyệt Nhị nhân thượng mã.